Bất động sản hiện nay đang là ngành thu hút rất nhiều nhân lực. Vì tính chất công việc của nó không đòi hỏi quá nhiều bằng cấp hay tiêu chuẩn. Thế nhưng, sau một thời gian ngắn lại bắt đầu có sự đào thải mạnh mẽ mặc dù ngành này có thể tạo được nhiều mối quan hệ sâu rộng, và thu nhập là không hạn chế. Vậy nên, nếu muốn duy trì và trụ vững để trở thành một super sale trong ngành bất đọng sản tuyệt nhiên là điều không dễ vì bạ cũng cần tự trau dồi những kiến thức và kỹ năng mềm cho chính bản thân mình. Và nếu bạn đang chập chững bước chân vào nghề bán hàng bất động sản và không biết phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào, thì bài viết này sẽ giúp bạn có một hướng đi vững vàng hơn.
Cách nhanh nhất để giảm sự may rủi đó là xem lại mình đang ngại làm công việc gì nhất trong bán hàng? Cái bạn ngại làm nhất chính là cái bạn đang còn yếu nhất. Hãy đối mặt với nó, ngay và luôn, không nên lẩn trốn nó.
Học bán hàng cũng giống như học võ. Phải học từng miếng một, sau đó ghép lại thành bài, linh động áp dụng vào trong thi đấu thực tế. Ví dụ một vấn đề là học dự án, rất nhiều người, mỗi việc học dự án không cũng lười. Từ đó, họ không am hiểu thực sự dự án, thiếu dữ liệu để tư vấn bán hàng.
Tôi thường đào tạo nhân viên của mình 4 bước và nếu học theo 4 bước này xong bảo đảm biết tư vấn dự án.
Bước 1: Đọc. Đây là việc đều tiên để thu lượm dữ liệu, làm cơ sở cho việc sẽ nói gì, sẽ tư vấn gì. Tôi thường đọc tất cả những gì liên quan đến dự án đang tìm hiểu, chủ đầu tư nói gì về nó, đối thủ nói gì về nó? Khách hàng phản hồi gì về nó… Dành ra nguyên 1 ngày đọc về nó cũng được.
Bước 2: Nghe. Đây cũng là việc tôi thường làm để thu nạp dữ liệu ở cấp độ cao hơn và đa chiều hơn. Tôi thường alo mua hàng của đối thủ mình để hỏi họ, để mua hàng, để thắc mắc với họ, thậm chí để cãi nhau với họ… Họ chính là những người thầy dạy của tôi trong dự án mới này, cũng chính là vật thí nghiệm đầu tiên.
Bước 3: Tập nói. Nếu bạn chỉ làm 2 bước trên thì xem như bạn mới chỉ dừng lại ở việc biết. Tập nói là bước thứ 3 giúp bạn chuyển hóa những cái biết thành hành động, thành kinh nghiệm và trải nghiệm của bạn. Tại sao tôi khuyên làm bước này? Với hầu hết mọi người, chúng ta sẽ không nói tốt ngay được từ lần đầu tiên, mà sau nhiều lần chúng ta nói, chúng ta sẽ có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp. Trước đây, khi mới làm nhân viên, tôi còn tự ngồi trước gương tập nói về dự án (ghi âm và nghe lại). Tôi không tin nổi là mình đang nói, đang tư vấn. Muốn ói luôn vì quá dở. Nhưng nhờ có những quá trình đó nên giờ đỡ hơn nhiều rồi.
Bước 4: Tập diễn đạt. Đây là bước vô cùng quan trọng để giúp bạn chuyển hóa công sức của mình thành 1 vũ khí thực sự, để sử dụng trong bán hàng. Cái gì cũng phải tập. Nếu bạn lười biếng, thì rất có thể bạn biết rất nhiều nhưng khả năng diễn đạt lại không có. Và bạn không chạm đến được trái tim của khách hàng, sẽ rất khó để chuyển hóa những điều mình đang biết thành tiền (doanh thu) khi yếu kém kỹ năng diễn đạt. Những ngày còn làm nhân viên, tôi thường bắt cặp với nhân viên khác, đứa đóng khách, đứa đóng nhân viên và tập tư vấn, chúng tôi rất vui vì được làm việc và tập luyện cùng nhau, giờ này nhìn lại đứa nào cũng khá.
Không có cách nào khác là phải luyện tập. Nếu không đổ mồ hôi ở thao trường tập luyện, bạn sẽ đổ máu ở chiến trường khốc liệt của cuộc chiến bán hàng.