3 Bước Đầu Tư Xây Dựng & Quản Lý Dự Án Quy Hoạch Cần Nắm Rõ

Tư Vấn Lập Dự Án Quản Lý Dự Án Quy Hoạch

Đăng tải bởi Thuận Phong, Thứ Tư 10/03/2021

Theo quy định của Luật xây dựng 2014  và Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng được phân thành hạng I, hạng II, hạng III do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực. Doanh nghiệp tham gia hoạt động tư vấn lập quy hoạch xây dựng phải đáp ứng điều kiện kinh doanh hoạt động tư vấn lập quy hoạch xây dựng và được cấp chứng chỉ năng lực tư vấn lập quy hoạch xây dựng. Cụ thể, điều kiện kinh doanh hoạt động tư vấn lập quy hoạch xây dựng như sau:

  1. Điều kiện kinh doanh hoạt động tư vấn lập quy hoạch xây dựng của doanh nghiệp (Điều kiện chung)
  2. Phải được cấp chứng chỉ khi đủ điều kiện kinh doanh hoạt động tư vấn lập quy hoạch xây dựng
  3. Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh hoạt động tư vấn lập quy hoạch xây dựng

Một đặc điểm khác của đầu tư xây dựng & quản lý dự án là thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm. Để các nhà đầu tư hiểu sơ bộ về đầu tư cần thực hiện các bước gì?  với nhiều năm kinh nghiệm thực hiện các dự án tư vấn lập dự án và thiết kế quy hoạch chúng tôi chia sẻ 3 bước quan trọng cần có trong quá trình đầu tư quản lý dự án nhằm hiệu quả và đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Tham khảo dịch vụ tư vấn lập dự án công ty Thiên Minh

3 Bước Đầu Tư Xây Dựng Quản Lý Dự Án Quy Hoạch Cần Nắm Rõ

Giai Đoạn I – Chuẩn Bị Tiến hành Đầu Tư Xây Dựng & Quản Lý Dự Án Quy Hoạch

Bắt buộc phải có tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án như sau:

1.1. Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.

1.2. Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài.

1.3. Tìm kiếm, phát hiện khu đất để lập phương án đầu tư.

1.4. Xin giới thiệu địa điểm (hình thức Giao đất, cho thuê đất).

1.5. Đề xuất dự án đầu tư bao (hình thức Giao đất, cho thuê đất).

Giai Đoạn II –  Thực hiện dự án xây dựng & quản lý dự án cần phải có các quy trình nhất định :

2.1 Triển khai thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có);

2.1 Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);

2.3 Khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);

2.4 Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;

2.5 Thi công xây dựng công trình;

2.5 Giám sát thi công xây dựng;

2.7 Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành;

2.8 Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác.

Giai Đoạn III – Khai thác sử dụng công trình đầu tư xây dựng dự án

3.1. Bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử.

3.2. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

3.3. Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

3.4. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn)

3.5. Cấp giấy phép hoạt động

3.5. Chứng nhận quyền sở hữu công trình/ sở hữu nhà ở.

3.6. Bảo hiểm, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.

3.7. Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có).

Những điều cần quan trọng Lưu ý khi Đầu Tư Xây Dựng & Quản Lý Dự Án Quy Hoạch

Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước thiết kế quy hoạch các khu đô thị, khu nhà ở, khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng… phải được kiểm tra đánh giá về các khía cạnh sau :

– Lập hồ sơ Đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư;

– Lập hồ sơ đấu giá sử dụng đất;

– Lập hồ sơ xin các thủ tục liên quan công tác chuẩn bị đầu tư;

– Lập hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt thiết kế, thẩm duyệt PCCC;

– Xin cấp giấy phép xây dựng;

– Xin cấp giấy phép nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

– Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị, khu công nghiệp, Khu du lịch nghỉ dưỡng, Sân golf, công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi…

– Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn;

– Sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, kế hoạch tái định cư (nếu có);

– Phòng, chống cháy nổ, an toàn lao động và các vấn đề xã hội của dự án;

– Phương án công nghệ và quy mô sản xuất, công suất sử dụng;

– Phương án kiến trúc, việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;

Bài viết ngẫu nhiên