Bất động sản TP.HCM vào đầu quý IV năm nay, và thị trường trở nên khan hiếm nguồn cung vào dịp cuối năm và đều dịch chuyển về vùng ven, khiến nhiều nhà đầu tư phải lo lắng chuyện ra hàng.
Thị trường bất động sản TP.HCM chuyển nguồn cung về vùng ven
Tuy nhiên, sau rà soát thất thoát trong cổ phần hóa, Sở Xây dựng Tp.HCM xác nhận có tới 53 dự án phải dừng lại để đấu giá, nhưng chưa có thời gian cụ thể vì còn phải chờ các thủ tục hướng dẫn. Đây là nguyên nhân khiến thị trường bất động sản năm nay “im như thóc".
Theo thông tin từ một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thuộc tốp đầu của Tp.HCM hiện nay, tính đến thời điểm hiện tại, kế hoạch kinh doanh năm 2018 của doanh nghiệp này gần như “vỡ trận”. Cụ thể, dự án nằm trên quỹ đất tập trung tại khu Đông thuộc quận 2 và quận 9, dự kiến mở bán vào quý III và quý IV năm nay của doanh nghiệp đang bị “đứng hình”.
Một dự án đình đám khác với diện tích gần 40ha gần khu bán đảo Thủ Thiêm cũng đang phải dừng hồ sơ pháp lý để chờ kết quả xử lý tổng thể của khu vực. Nguyên nhân là vì dự án này “dính chùm” trong việc thanh tra và xử lý hậu thanh tra về giao đất, mở rộng ranh dự án của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm nên không đủ điều kiện bán hàng. Trong khi đó, mỗi năm chủ dự án phải trả gần 300 tỷ đồng tiền lãi, phát sinh sau khi mua khu đất dự án vào năm 2015.
Một dự án có quy mô cũng khá lớn là nhà thấp tầng cũng đang dang dở hồ sơ thủ tục. Hiện cơ quan quản lý đang kiểm tra lại quá trình cổ phần hóa của doanh nghiệp nên cũng phải tạm dừng. Bàn về thông tin của một quỹ đất vàng ở khu trung tâm Tp.HCM, đại diện doanh nghiệp sở hữu khu đất than vãn: “Căn hộ nhỏ nhất có giá thanh toán cũng trên 12 tỷ đồng/căn nên cực kỳ kén khách, phải là người có nhu cầu thật sự và thật giàu mới có thể với tay tới”.
Thời gian qua, công ty này liên tục săn lùng mua dự án căn hộ cũng như đất nền nhưng gần như không tìm được dự án có hồ sơ pháp lý hoàn chỉnh. Ông Ngô Quang Phúc, TGĐ Phú Đông group cũng xác nhận, doanh nghiệp đang hướng vào khai thác các dự án căn hộ thuộc tỉnh Bình Dương giáp ranh Tp.HCM với giá trị chưa tới 2 tỷ đồng/căn. Trong khi đó, các dự án tại Tp.HCM thì chủ yếu vẫn ở tình trạng “trùm mền” do chưa thể hoàn chỉnh pháp lý.
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định việc áp dụng Thông tư 36/2014 đến năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực toàn diện về tỷ lệ tối đa được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn đối với thị trường bất động sản. Theo lộ trình vạch ra, tỷ lệ này được giảm dần trong 3 năm. Cụ thể, năm 2016, được sử dụng tối đa 60% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn, hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản là 150%.
Năm 2017, con số vốn sử dụng tối đa và hệ số rủi ro tương ứng là 50% và 200%. Đến năm 2018, sẽ là 45% và 200%. Đặc biệt, kể từ ngày 1/1/2019, chỉ cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn với hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản là 200%.
Đọc thêm: Biến động thị trường bất động sản cuối năm 2018 TẠI ĐÂY.
Mặc dù đã có lộ trình rõ ràng, nhưng theo ghi nhận từ đầu năm 2018 đến nay, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trở nên khó khăn hơn với các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư và người tiêu dùng. Nguyên nhân là vì các tổ chức tín dụng đã siết dần khoản cho vay tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Nhiều tổ chức tín dụng còn triển khai các hàng rào kỹ thuật để hạn chế việc vay tiền mua nhà, trong đó phổ biến là tăng lãi suất.
Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA) đánh giá, dù đã có thông báo trước theo lộ trình vạch ra nhưng động thái hạn chế nguồn cung tiền của khối ngân hàng sẽ khiến các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải đối mặt nhiều thách thức. Từ đây, doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc, cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào ngân hàng.
Thời gian qua, Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA) vừa kêu gọi các doanh nghiệp có giải pháp “tự vệ” vừa phát văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tạm thời chưa áp dụng lộ trình siết nguồn cung vốn. Từ những diễn tiến thực tế, có thể thấy, thị trường bất động sản nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với khó khăn kép trong thời gian tới.
Tuy nhiên, nhìn lại thì đây cũng là khoảng lặng cần thiết để thị trường tự điều chỉnh, hướng đến giá trị thực hơn. Cụ thể là làm sao để giá nhà, đất giảm về mức phù hợp với thu nhập của xã hội, đại bộ phận người dân có thể mua được nhà ở chứ không phải là tình trạng chính sách liên tục đóng – mở nhưng cuối cùng thị trường chỉ phục vụ cho tầng lớp giàu có…