UBND thành phố, bổ sung xây dựng cầu thay phà Cát Lái, phà Bình Khánh và xây đường song song Quốc lộ 50 vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020, tầm nhìn đến sau năm 2020.
Cầu thay phà Cát Lái là trục giao thông đường bộ kết nối trực tiếp giữa khu vực quận 2 (TPHCM) với thành phố Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, đồng thời kết nối gián tiếp qua trục Quốc lộ 51 và các tuyến cao tốc (chỉ dành cho xe ô tô) gồm tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành và đường vành đai 3 TPHCM.
Cầu Cát Lái (nối TPHCM với Đồng Nai) dự kiến sẽ là cầu dây văng có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 4 km (riêng cầu khoảng 3,4 km) tối thiểu 4 làn xe, cầu có tĩnh không 55 mét. Điểm bắt đầu từ nút giao Mỹ Thủy (quận 2, TPHCM) và điểm cuối cách bến phà hiện hữu khoảng 1,2 km thuộc xã Phú Hữu, Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Trong khi đó, cầu thay phà Bình Khánh sẽ là trục giao thông kết nối khu vực trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ vốn hiện nay chỉ thông qua phà Bình Khánh. Nhu cầu giao thông qua phà Bình Khánh ngày càng tăng cao, đặc biệt các dịp lễ, tết tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, tham quan, vui chơi giải trí của người dân thành phố, hạn chế sức phát triển kinh tế xã hội của huyện Cần Giờ.
Do vậy việc đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ nhằm kết nối với trung tâm thành phố, hình thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh liên kết khu vực phía Nam thành phố, đáp ứng nhu cầu giao thông, phá thế độc đạo của phà Bình Khánh, hoàn chỉnh hệ thống giao thông khu vực, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh xã hội của TPHCM.
UBND thành phố cho rằng việc xây dựng đường song song với Quốc lộ 50 là cần thiết nhằm tăng cường năng lực giao thông, kết nối với trục động lực theo quy hoạch tỉnh Long An, rút ngắn thời gian lưu thông giữa TPHCM đi Long An, Tiền Giang; đồng thời từng bước nâng cấp đô thị, nâng cao năng lực vận tải, giảm thiểu tai nạn giao thông.
Nhìn chung, việc bổ sung quy hoạch cầu thay phà Cát Lái, cầu thay phà Bình Khánh và đường song song Quốc lộ 50 sẽ kết nối và đáp ứng nhu cầu giao thông giữa TPHCM và các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tạo nên mạng lưới giao thông đồng bộ, hoàn chỉnh trong khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của TPHCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Tham khảo bài viết Căn hộ Richmond Bình Thạnh