Thị trường bất động sản đang bị "bủa vây" bởi nhiều thách thức

Thị trường bất động sản đang bị “bủa vây” bởi nhiều thách thức

Đăng tải bởi Nguyen Trong, Thứ Hai 18/11/2019

Thời gian gần đây, tình trạng giá nhà đất tăng nhanh khiến thị trường bất động sản đang bị "bủa vây" bởi nhiều thách thức. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ và sôi động trong những năm qua, thị trường bất động sản cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn mới. Đây là khó khăn mà không chỉ người mua nhà đang “gồng gành” mà bản thân những doanh nghiệp mới cũng “lao đao” vì khó gia nhập thị trường BĐS.

Theo tìm hiểu, trong ba năm qua, giá đất tăng thấp nhất 1,5-2 lần và cao nhất 3-4 lần, nếu lấy trung bình là tăng gấp đôi. Trong vòng 10 năm qua, tức giai đoạn 2009-2019, giá trị mỗi m2 đất tăng trong ngưỡng 4-10 lần tùy vào từng khu vực. Tốc độ tăng giá 4-10 lần trong một thập niên bị khuyến cáo là thiếu bền vững và tích tụ bong bóng giá. Tuy nhiên, mặt bằng giá mới vẫn cao ngất ngưởng và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trong đó, năm 2016-2018 được xem là giai đoạn sốt đất mạnh nhất trong một thập niên gần đây. Các điểm nóng xuất phát từ Tp.HCM rồi lan ra các tỉnh lân cận. Hiện tại dường như đã thiết lập mặt bằng mới ở hầu hết các khu vực trên cả nước, trong đó trọng tâm vẫn là thị trường các TP lớn và khu vực giáp ranh TP.

Dự kiến, bảng giá đất áp dụng cho năm 2020 – 2024 tại Hà Nội sẽ tăng bình quân 15 – 30%; tại Bình Dương tăng 45 – 95%; giá đất tại một số địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng lên tới 5 lần so với bảng giá cũ. Theo các doanh nghiệp, với các dự án BĐS nhà ở, tiền đất thường chiếm 10-14% giá thành.

Khi giá đất tăng gấp rưỡi, con số này sẽ lên đến 25% nên giá bán chắc chắc phải tăng. Không những thế, chi phí về đất tăng còn kéo theo tất cả các sản phẩm liên quan đến ngành xây dựng như xi măng, sắt thép, gạch, thép… cũng sẽ tăng giá theo. Từ đó đẩy giá thành nhà ở lên cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà bản thân các doanh nghiệp mới cũng khó gia nhập thị trường.

Các vấn đề hạ tầng ngày càng nghiêm trọng

Kẹt xe, ngập lụt, hạ tầng chậm tiến độ….là những rào cản không nhỏ đến sự phát triển của thị trường BĐS.

Thực tế cho thấy, nhiều người dân Tp.HCM và các đô thị lớn đã và đang trực tiếp trải nghiệm hằng ngày sự quá tải về hạ tầng giao thông ở trung tâm TP.

Các chuyên gia cho rằng, khi có các công trình nhà cao tầng mọc lên, vấn đề giao thông khu vực xung quanh công trình nói riêng và ở khu vực trung tâm TP nói chung ngày càng trở nên nhức nhối. Nếu tiếp tục cho xây thêm nhà ở, công trình cao tầng mới ở khu trung tâm thì vấn đề sẽ càng nghiêm trọng.

Bài viết ngẫu nhiên