Nhiều chủ đầu tư Cocobay hoang mang do lỗ lũy kế hơn 134 tỷ đồng trước khi thông báo "vỡ trận"

Nhiều chủ đầu tư Cocobay hoang mang do lỗ lũy kế hơn 134 tỷ đồng trước khi thông báo “vỡ trận”

Đăng tải bởi Nguyen Trong, Thứ Ba 26/11/2019

Tuy đã bán ra thị trường hàng nghìn căn hộ tại dự án Cocobay thế nhưng đến cuối năm ngoái, chủ đầu tư vẫn lỗ lũy kế hơn 134 tỷ đồng và đang tồn kho hơn 5.700 tỷ đồng. Cụ thể, báo cáo tài chính năm 2018 của Empire Group cho thấy doanh thu cả năm đạt 386 tỷ đồng, chỉ bằng 1/3 so với mức 1.034 tỷ đồng năm 2017. Dù đã cắt giảm mạnh chi phí bán hàng (từ gần 100 tỷ đồng năm 2017 xuống còn 6 tỷ năm 2018), nhưng các chi phí lãi vay lớn và chi phí quản lý doanh nghiệp cao, khiến Công ty lỗ gần 100 tỷ đồng. Năm 2017, Empire Group cũng lỗ hơn 24 tỷ đồng dù ghi nhận doanh thu hơn nghìn tỷ.

Đến cuối năm 2018, Empire Group lỗ lũy kế 134 tỷ đồng trên quy mô vốn điều lệ 1.030 tỷ đồng. Do quy mô vốn thấp và bị lỗ lũy kế, Công ty đã đẩy mạnh huy động vốn vay để phát triển và hoàn thiện dự án. Dư nợ vay ngân hàng ngắn và dài hạn của Empire Group cuối năm 2018 khoảng 2.000 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2 năm 2017 – 2018, quy mô tổng tài sản của Tập đoàn Empire cũng tăng nhanh từ mức 6.399 tỷ đồng lên mức 11.063 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc hàng tồn kho tăng nhanh, với giá trị tính đến cuối năm 2018 đạt 5.712 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với đầu năm.

Về cơ cấu nguồn vốn, tính tới cuối năm 2018, chủ đầu tư Cocobay Đà Nẵng có quy mô vốn góp chỉ ở mức 1.030 tỷ đồng. Nguồn lực phát triển các dự án bất động sản chủ yếu đến từ nguồn vốn nợ phải trả.

Trong đó, công ty ghi nhận tới 3.790 tỷ đồng do người mua trả tiền trước (trong đó có 1.516 tỷ đồng trả trước dài hạn). Mặt khác, công ty cũng ghi nhận số dư phải trả ngắn hạn khác lên tới 2.799 tỷ đồng. Dư nợ vay dài hạn đạt mức 1.268 tỷ đồng.

Theo The Leader,  phần lớn nguồn vốn vay của Empire Group được cung cấp bởi một ngân hàng trong nước. Để đảm bảo khả năng trả nợ của Công ty và các công ty liên quan, Empire Group đã sử dụng quyền sử dụng đất của dự án để thế chấp từ năm 2011.

Các công ty liên quan này bao gồm Công ty NaMan, Công ty Đầu tư Coco Hà Nội, Công ty Xây dựng và Thương mại Thado. Dù vậy, đến giữa năm 2019, phần lớn các công ty này đã không còn dư nợ tại ngân hàng trên mà tập trung vào Tập đoàn Thành Đô.

Bài viết ngẫu nhiên

  • Làng Sen Việt Nam là một sản phẩm của Phuc Khang Corporation, tọa lạc tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, nằm gần khu trung tâm hành chính cận kề, hệ thống trường học các cấp, bệnh viện, siêu thị, chợ An Hạ…, chỉ cách trung tâm TP HCM khoảng 30 phút di chuyển. Dự […]

  • dòng vốn BĐS

    Theo nguồn tin thống kê của Savills thị trường BĐS 2018 sẽ tiếp tục chảy về khu vực kết nối vùng thuận lợi, vì khu vực này đang đứng trước vô số lợi thế đáng kể mà thị trường phân khu lõi không hề có. Có thể nói, liên kết vùng là giải pháp đầy […]

  • Long Hưng City

    Cùng tham khảo tiến độ dự án Long Hưng City Biên Hòa Đồng Nai mới nhất 2021. Dự án của chủ đầu tư Dona Coop với diện tích 227ha nằm trong khu đô thị Dreamland City diện tích 1300ha.  Tổng thể dự án Long Hưng City Biên Hòa Tiến độ dự án Long Hưng City […]

  • Nam đảo Ngọc- Ngôi nhà của các loài động vật quý

    Theo thông tin mới đây, các hãng thông tấn báo chí đồng loạt đưa tin hình ảnh đàn cá heo 50 con tung tăng bơi lượn trên vùng biển An Thới. Đây là một trong những hiện tượng hiếm gặp tại Việt Nam, cũng là tín hiệu tích cực cho thấy môi trường vùng biển […]