Nhiều chủ đầu tư Cocobay hoang mang do lỗ lũy kế hơn 134 tỷ đồng trước khi thông báo "vỡ trận"

Nhiều chủ đầu tư Cocobay hoang mang do lỗ lũy kế hơn 134 tỷ đồng trước khi thông báo “vỡ trận”

Đăng tải bởi Nguyen Trong, Thứ Ba 26/11/2019

Tuy đã bán ra thị trường hàng nghìn căn hộ tại dự án Cocobay thế nhưng đến cuối năm ngoái, chủ đầu tư vẫn lỗ lũy kế hơn 134 tỷ đồng và đang tồn kho hơn 5.700 tỷ đồng. Cụ thể, báo cáo tài chính năm 2018 của Empire Group cho thấy doanh thu cả năm đạt 386 tỷ đồng, chỉ bằng 1/3 so với mức 1.034 tỷ đồng năm 2017. Dù đã cắt giảm mạnh chi phí bán hàng (từ gần 100 tỷ đồng năm 2017 xuống còn 6 tỷ năm 2018), nhưng các chi phí lãi vay lớn và chi phí quản lý doanh nghiệp cao, khiến Công ty lỗ gần 100 tỷ đồng. Năm 2017, Empire Group cũng lỗ hơn 24 tỷ đồng dù ghi nhận doanh thu hơn nghìn tỷ.

Đến cuối năm 2018, Empire Group lỗ lũy kế 134 tỷ đồng trên quy mô vốn điều lệ 1.030 tỷ đồng. Do quy mô vốn thấp và bị lỗ lũy kế, Công ty đã đẩy mạnh huy động vốn vay để phát triển và hoàn thiện dự án. Dư nợ vay ngân hàng ngắn và dài hạn của Empire Group cuối năm 2018 khoảng 2.000 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2 năm 2017 – 2018, quy mô tổng tài sản của Tập đoàn Empire cũng tăng nhanh từ mức 6.399 tỷ đồng lên mức 11.063 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc hàng tồn kho tăng nhanh, với giá trị tính đến cuối năm 2018 đạt 5.712 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với đầu năm.

Về cơ cấu nguồn vốn, tính tới cuối năm 2018, chủ đầu tư Cocobay Đà Nẵng có quy mô vốn góp chỉ ở mức 1.030 tỷ đồng. Nguồn lực phát triển các dự án bất động sản chủ yếu đến từ nguồn vốn nợ phải trả.

Trong đó, công ty ghi nhận tới 3.790 tỷ đồng do người mua trả tiền trước (trong đó có 1.516 tỷ đồng trả trước dài hạn). Mặt khác, công ty cũng ghi nhận số dư phải trả ngắn hạn khác lên tới 2.799 tỷ đồng. Dư nợ vay dài hạn đạt mức 1.268 tỷ đồng.

Theo The Leader,  phần lớn nguồn vốn vay của Empire Group được cung cấp bởi một ngân hàng trong nước. Để đảm bảo khả năng trả nợ của Công ty và các công ty liên quan, Empire Group đã sử dụng quyền sử dụng đất của dự án để thế chấp từ năm 2011.

Các công ty liên quan này bao gồm Công ty NaMan, Công ty Đầu tư Coco Hà Nội, Công ty Xây dựng và Thương mại Thado. Dù vậy, đến giữa năm 2019, phần lớn các công ty này đã không còn dư nợ tại ngân hàng trên mà tập trung vào Tập đoàn Thành Đô.

Bài viết ngẫu nhiên

  • Theo báo cáo từ CBRE, thị trường bất động sản (BĐS) khu Đông TP HCM  luôn nằm trong nhóm có lượng tiêu thụ cao nhất cả nước. Với làn sóng đầu tư mạnh mẽ đến từ khối ngoại, dự kiến sức mua của khu vực này sẽ liên tục “tăng nhiệt”.  Căn hộ khu đông […]

  • West Lakes Golf & Villas htland

    Đã từ lâu các dự án bất động sản Sân Golf tại Việt Nam luôn là điểm đến thu hút các nhà đầu tư và người kinh doanh. Việc sở hữu một bất động sản tại sân golf vào năm 2020 đã không còn khó khăn như những năm trước, bằng chứng là dự án […]

  • Solar City là một trong những dự án đẹp nhất của Trần Anh Group. Với vị trí chiến lược nằm ngay trung tâm Thị Trấn Bến Lức, nơi phát triển bậc nhất tỉnh Long An. Solar City sở hữu vị trí mặt tiền Nguyễn Trung Trực 40m và mặt tiền sông vàm cỏ đông rộng 200m, kết nối thuận tiện đến các […]

  • biệt thự vườn đẹp

    Biệt thự vườn đẹp không chỉ đơn thuần là một khối tài sản rất lớn mà còn là nơi để sinh sống,  là nơi gắn bó lâu dài. Do đó khi muốn có một biet thu vuon dep cần phải lưu ý và cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định để đảm bảo có một lựa chọn hoàn […]