Cơn sốt đất

“Cơn sốt” đất hiện nay sẽ còn kéo dài bao lâu ?

Đăng tải bởi Trúc Linh, Thứ Tư 17/10/2018

Theo những thông tin mà các chuyên gia bất động sản nhận định thì thị trường sẽ hạ nhiệt "sốt đất" khi mà Chính phủ ban hàng quyết định tạm dừng chuyển nhượng, tách thửa đất nông nghiệp, chuyển mục đích sử dụng đất hàng loạt tại các tỉnh thành.

Cơn sốt đất

"Cơn sốt" đất hiện nay sẽ còn kéo dài bao lâu ?

Có 3 yếu tố hợp lý: Một là, thông tin về những kế hoạch, quy hoạch của Chính phủ về xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở các tỉnh, thành luôn được giới đầu tư bất động sản (BĐS) quan tâm, đầu tư đón đầu. Hai là, đất đai không thể sinh sôi nảy nở trong khi dân số Việt Nam ngày một đông nên giá trị đất ngày càng cao. Ba là nền kinh tế nước ta đang phát triển, giá đất tại những vùng trọng điểm, khu chế xuất, đặc khu kinh tế… chắc chắn sẽ tăng theo sự phát triển của địa phương.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều yếu tố bất hợp lý tạo nên "cơn sốt" đất. Chẳng hạn, có những địa phương rất ít tiềm năng phát triển kinh tế nhưng giá đất vẫn tăng cao do “ăn theo” vùng phụ cận. Yếu tố thứ hai bởi giới đầu cơ, cò đất cố ý thổi giá, lợi dụng thông tin quy hoạch không rõ ràng để trục lợi chứ không phải do nhu cầu mua đất để ở thực tăng cao. Còn ở những địa phương có quy hoạch rõ ràng, có tiềm năng phát triển thì giới đầu cơ dùng chiêu mua đi bán lại nhiều lần để nâng giá đất vượt xa giá trị thực. Một yếu tố nữa là giới đầu tư thường chạy theo tâm lý đám đông, bắt chước với hy vọng kiếm lời cao.

Xem thêm: http://real24h.net/thi-truong-bat-dong-san

Hiện nay, "cơn sốt" đất đang lên đỉnh điểm, nhiệt độ đang ở mức cao nhất nên sẽ tiếp tục nóng trong vài tháng tới. Tôi dự đoán giá đất sẽ tiếp tục bị "thổi" cho đến khi số lượng người mua cạn (người có nhu cầu ở thực dừng tìm mua đất vì giá quá cao, còn nhà đầu tư thứ cấp không đủ tài chính để ôm thêm đất nữa) thì mới dừng lại. Và khi việc thổi giá dừng lại thì giá đất sẽ lao dốc, trước tiên ở những khu vực đang có giá trên trời, không đúng giá trị thực. Thị trường BĐS có thể sẽ bắt đầu giảm nhiệt vào cuối năm nay.

Người mua đất cuối cùng là người chịu thiệt hại nhiều nhất. Bên cạnh đó, "cơn sốt" đất kéo dài còn ảnh hưởng rất tiêu cực đến cả nền kinh tế. Nó tác động lớn đến hoạt động của các ngân hàng cho vay, tổ chức tài chính, đồng thời gây ra nhiều hệ lụy đối với những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác. Minh chứng là sự suy sụp của nền kinh tế cách đây 10 năm khi "bong bóng" BĐS bị vỡ.

Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu như thị trường chứng khoán. Khi đã tăng quá cao sẽ có nhiều người chốt lời, nhà đầu tư lo lắng không dám mua vào nữa và đặc biệt là tâm lý sợ bong bóng vỡ. Khi dòng tiền chảy vào yếu là thị trường đảo chiều đi xuống ngay. Đối với bất động sản cũng vậy, khi dòng tiền yếu là giá rớt xuống ngay. Một điều nữa, những dòng tiền vào bất động sản xuất phát từ chính sách liên quan đến đất đai. Một khi chính sách thay đổi sẽ tác động đến dòng tiền chảy vào điển hình như ở Phú Quốc, Vân Đồn… khi chính quyền siết, thị trường lập tức đi xuống.

Bài viết ngẫu nhiên